Đối với sinh viên ngành lập trình hay công nghệ thông tin (IT), laptop là một tài sản vô cùng quan trọng trong công việc học tập. Vậy sinh viên ngành IT cần chọn laptop như thế nào để học và làm việc cho hiệu quả? Hãy cùng Kim Long Center tìm hiểu những lưu ý khi lựa chọn laptop cho sinh viên công nghệ thông tin không thể bỏ lỡ bên dưới nhé!
Nên lựa chọn Laptop có cấu hình như thế nào?
RAM
Cấu hình máy tính dành cho các bạn học lập trình thường hiệu suất phải tốt vì thường phải xử lý những tác vụ có các thuật toán phức tạp hoặc giải mã dữ liệu cao đòi hỏi bộ nhớ tạm và khả năng xử lý phải rất nhanh.
RAM (bộ nhớ tạm) là một phần cứng quan trọng trong việc lựa chọn laptop cho sinh viên IT. Để lập trình tốt, bạn cần một thanh RAM với dung lượng lưu trữ càng lớn càng tốt. Một máy tính xách tay với RAM 8GB là một lựa chọn lý tưởng nhưng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thì RAM 16GB sẽ là một lựa chọn tối ưu. Tối thiểu phải là 8GB đối với phát triển ứng dụng hoặc trò chơi và VR thì phải từ 16GB trở lên vì hầu hết các bạn sẽ thường sử dụng môi trường máy ảo để test các ứng dụng hoặc chương trình đang trong giai đoạn hình thành, việc này bắt buộc bộ nhớ RAM phải đủ lớn để share ra cho các máy ảo đó hoạt động độc lập như một máy thứ 2 kết nối với máy chủ.
Laptop lập trình nên có tối thiếu RAM 8GB
- Chưa kể việc khi build một ứng dụng (xây dựng hoàn thành 1 chương trình từ những đoạn code phức tạp và dài ngoằng) thì máy sẽ cần ngốn 1 lượng băng thông (Bus) tương đối khá khủng trên Ram.
- Nếu bạn là muốn tìm hiểu nhiều hơn để trở thành nhà phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc sử dụng những công cụ lập trình đòi hỏi tài nguyên lớn như Visual Studio thì lời khuyên ở đây là bạn nên sử dung chiếc Laptop với RAM 16GB.
- Thêm 1 yếu tố quyết định nâng cấp Ram là hầu hết các bạn sinh viên thời điểm hiện nay không chỉ đơn thuần làm mỗi việc ngồi học code. Mà các bạn sẽ thường kết hợp xử lý song song việc thiết kế các nên tảng platform , hình ảnh, đồ họa (css, html, photoshop), tạo cơ sở dữ liệu (sql, sqlite, sql server…) v..v.. nên việc cần một bộ nhớ khủng để xử lý song song các công việc trên là việc không sớm thì muộn thôi.
CPU
Sinh viên lập trình nên chọn CPU từ Core i5 đến i7
Bên cạnh RAM thì CPU (Chip xử lý) cũng là ưu tiên hàng đầu khi mua laptop cho sinh viên công nghệ thông tin. Công việc lập trình thường làm việc đa nhiệm, thường mở nhiều tab làm việc cùng một lúc, do đó, bộ xử lý đa luồng là yếu tố bắt buộc. Với sinh viên lập trình, một CPU với bộ xử lý i5 là một lựa chọn lý tưởng. Bạn cũng có thể đầu tư bộ xử lý i7 nếu có ngân sách đủ đáp ứng.
Bộ nhớ lưu trữ và tản nhiệt
Một bộ nhớ lưu trữ tốc độ cao (SSD - Super Speed Storage) sẽ làm tăng tốc thời gian đọc ghi dữ liệu lên đĩa do đó làm tăng hiệu năng của chương trình. Việc sử dụng một Laptop với bộ nhớ SSD sẽ làm tốc độ và hiệu năng làm việc của máy tính bạn tăng lên một cách đáng kể. Với ngành IT, việc sử dụng bộ nhớ lưu trữ SSD để lập trình các phần mềm là một điều cần thiết giúp tăng tốc độ của máy lên một cách tối đa.
Sinh viên IT nên trang bị thêm cho laptop ổ SSD để tăng hiệu suất làm việc
Khi tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn gấp 6-8 lần thì bạn sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều thứ cho việc code của bạn, và cũng giúp bạn giữ chặt được luồng ý tưởng liền mạch nhau mà không bị gián đoạn bởi các tình trạng lag, đơ hay build một ứng dụng quá lâu.
Laptop cho sinh viên lập trình thì phải cần có một chế độ tản nhiệt tốt bởi các bạn phải chạy những phần mềm nặng trong một thời gian dài, nếu máy bị nóng quá lâu có thể dẫn đến hư hỏng các linh kiện bên trong máy.
Card đồ họa, màn hình
Việc sử dụng card đồ họa rời thật sự không cần thiết khi bạn là sinh viên lập trình. Lựa chọn tốt nhất (dành cho các bạn muốn khám phá về phát triển trò chơi) là card đồ họa rời với dung lượng khoảng 2GB hoặc 4GB. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp lập trình khác thì card đồ họa là không cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể chọn màn hình có kích thước lớn, điều này cho phép bạn thực hiện công việc viết code và phát triển trong nhiều cửa sổ trên cùng một màn hình. Do yếu tố công việc, đòi hỏi bạn phải làm việc trước màn hình trong một thời gian dài, chính vì thế việc chọn màn hình có kích thước to là điều cần thiết. Giúp bạn không bị mỏi mắt trong quá trình làm việc và màn hình to giúp người dùng đọc code thoải mái hơn.
Màn hình có kích thước lớn giúp đọc code thoải mái hơn
Pin và bàn phím
Tính chất môn học đòi hỏi bạn có thể code hoặc học tập trong thời gian dài, do đó bạn hãy chọn mua một máy tính xách tay có tuổi thọ pin tốt nhất.
Đối với việc học lập trình, bàn phím cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chọn Laptop, bạn phải gõ rất nhiều code. Vì vậy, bạn hãy chọn một laptop có bàn phím thoải mái, hành trình phím tốt và nên ưu tiên những bàn phím có đèn nền để bạn có thể sử dụng tốt hơn vào ban đêm.
Bàn phím lập trình nên có độ nảy tốt và hỗ trợ đèn nền
Những thông tin trên là chia sẻ của Kim Long Center trong việc lựa chọn laptop dành cho sinh viên công nghệ thông tin. Ngoài ra, khi đến mua hàng tại các chi nhánh của Kim Long hoặc gọi số hotline 0792 890 890, các bạn cũng sẽ được nhân viên tư vấn mua laptop cho sinh viên CNTT chi tiết hơn và kĩ càng hơn. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được một chiếc máy phù hợp với việc học của mình nhé!
Tham khảo một số mẫu laptop cho sinh viên CNTT 2023 từ tầm trung đến cao cấp
Đối với ngành CNTT, lập trình thì các sản phẩm laptop Dell sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với các dòng laptop khác. Lí do là Dell sở hữu độ bền cao, dễ nâng cấp RAM hơn, thời lượng pin 'trâu" và khả năng xử lý VR, máy ảo tốt hơn. Dưới đây Kim Long Center xin giới thiệu một số mẫu laptop để các bạn dễ dàng lựa chọn hơn nhé:
Lenovo IdeaPad Slim 5 Pro
Lenovo IdeaPad Slim 5 Pro 16ACH6 sở hữu thiết kế mỏng nhẹ, hiện đại với tông màu Storm Grey sang trọng, phù hợp với những ai yêu thích phong cách tối giản. Điểm nhấn của máy nằm ở màn hình 16 inch WQXGA (2560x1600), tần số quét 120Hz, mang đến chất lượng hiển thị vượt trội, không gian làm việc rộng rãi và hình ảnh mượt mà. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp lập trình viên dễ dàng theo dõi từng dòng code và làm việc hiệu quả hơn.
Được trang bị vi xử lý AMD Ryzen 5-5600H kết hợp 8GB RAM DDR4 và ổ cứng 512GB SSD NVMe, Lenovo IdeaPad Slim 5 Pro đảm bảo tốc độ xử lý nhanh, đa nhiệm mượt mà, giúp sinh viên lập trình dễ dàng chạy các môi trường phát triển như VS Code, PyCharm, Android Studio mà không gặp tình trạng giật lag. Card đồ họa NVIDIA GTX 1650 4GB cũng hỗ trợ tốt cho lập trình game, xử lý đồ họa hoặc AI.
Bàn phím của máy được thiết kế hành trình sâu, độ nảy tốt, mang lại trải nghiệm gõ thoải mái và chính xác, giúp lập trình viên dễ dàng thao tác khi làm việc trong thời gian dài. Thời lượng pin ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc liên tục mà không cần lo lắng về nguồn sạc.
Dell inspiron 16 plus 7640
Dell Inspiron 16 Plus 7640 mang phong cách tinh tế, sang trọng với gam màu Ice Blue bắt mắt. Máy có thiết kế mỏng nhẹ nhưng vẫn bền bỉ, phù hợp để mang theo đến giảng đường hay quán cà phê làm việc. Màn hình 16 inch 16:10 FHD+ rộng rãi, viền mỏng mang lại không gian hiển thị thoải mái khi lập trình hay xử lý đa nhiệm.
Trang bị Intel Core i5-12450H hiệu suất cao cùng 16GB RAM, Dell Inspiron 16 Plus 7640 giúp sinh viên lập trình chạy mượt các phần mềm như VS Code, Android Studio, IntelliJ IDEA mà không lo giật lag. Ổ cứng SSD 512GB NVMe cho tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng, giúp thao tác lưu trữ và mở ứng dụng nhanh hơn.
Với card đồ họa Intel Iris Xe Graphics, máy có thể chạy tốt các ứng dụng lập trình web, phần mềm và hỗ trợ thiết kế đồ họa cơ bản. Máy còn được trang bị các cổng kết nối đầy đủ như USB Type-C, HDMI, USB-A, giúp kết nối nhanh chóng với các thiết bị ngoại vi phục vụ học tập và làm việc.
Dell Inspiron 5445
Dell Inspiron 5445 trang bị bộ vi xử lý AMD Ryzen 7 8840HS, kết hợp với 16GB RAM và ổ cứng SSD 512GB, mang đến hiệu suất mạnh mẽ, giúp chạy mượt mà các môi trường lập trình, trình biên dịch và phần mềm phát triển như VS Code, PyCharm, Android Studio. Card đồ họa AMD Radeon 780M hỗ trợ xử lý đồ họa tốt hơn, giúp lập trình game hay AI mượt mà hơn.
Máy sở hữu màn hình 14 inch 2.2K với tấm nền IPS, mang lại chất lượng hiển thị rõ nét, màu sắc chân thực, giúp coder dễ dàng thao tác với code trên giao diện sáng và tối. Công nghệ Anti-Glare và ComfortView giảm ánh sáng xanh, bảo vệ mắt khi làm việc trong thời gian dài.
Dell Inspiron 5445 có thiết kế hiện đại, mỏng nhẹ, tông màu Ice Blue thanh lịch, phù hợp cho sinh viên lập trình thường xuyên di chuyển. Máy hỗ trợ đầy đủ cổng kết nối như USB-C, HDMI, USB-A, jack tai nghe, giúp dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi.
Dell Inspiron 3530
Dell Inspiron 3530 sở hữu thiết kế hiện đại, tối giản nhưng đầy mạnh mẽ với tông màu Black sang trọng, mang đến vẻ chuyên nghiệp cho người dùng. Khung máy chắc chắn, độ hoàn thiện cao, đảm bảo độ bền vượt trội, giúp bạn yên tâm sử dụng trong suốt những năm tháng học tập và làm việc. Trọng lượng vừa phải giúp laptop dễ dàng mang theo, sẵn sàng đồng hành cùng bạn mọi lúc mọi nơi.
Sức mạnh của Intel Core i7-1355U với tốc độ xung nhịp đạt mức tối đa lên đến 5.0GHz, kết hợp cùng 16GB RAM mang đến khả năng xử lý nhanh chóng các tác vụ lập trình, chạy máy ảo, biên dịch code và đa nhiệm nhiều phần mềm cùng lúc mà không gặp tình trạng giật lag. Ổ cứng SSD 512GB không chỉ giúp khởi động máy siêu tốc, mà còn tối ưu hóa tốc độ truy xuất dữ liệu, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Intel Iris Xe Graphics hỗ trợ tốt các tác vụ đồ họa, lập trình giao diện và thiết kế UI/UX một cách mượt mà.
Sở hữu màn hình 15.6 inch Full HD (1920 x 1080), Dell Inspiron 3530 mang đến không gian hiển thị rộng rãi, rõ nét, giúp lập trình viên dễ dàng theo dõi code, kiểm tra giao diện và làm việc với nhiều cửa sổ cùng lúc. Công nghệ hiển thị tiên tiến mang lại màu sắc chân thực, độ sáng cao, giúp bạn tập trung làm việc trong thời gian dài mà không gây mỏi mắt.
Dell Inspiron 7440 2in1
Mang trên mình gam màu Ice Blue thời thượng, Dell Inspiron 7440 2-in-1 không chỉ đẹp mắt mà còn cực kỳ tiện lợi với bản lề xoay 360 độ, giúp bạn linh hoạt sử dụng ở nhiều chế độ: Laptop để code, Tablet để ghi chú, hoặc chế độ lều khi cần thuyết trình. Với thiết kế mỏng nhẹ, đây là lựa chọn hoàn hảo để mang theo đến lớp hay quán cà phê yêu thích.
Trang bị vi xử lý Intel Core i7-150U mạnh mẽ với tốc độ xung nhịp tối đa chạm mức 5.4GHz, RAM 16GB LPDDR5 và ổ cứng SSD 1TB, Dell Inspiron 7440 giúp bạn xử lý trơn tru các tác vụ lập trình, từ Web Development, Data Science đến Mobile App Development. Card đồ họa Intel Graphics hỗ trợ tốt cho thiết kế giao diện và phát triển ứng dụng mà vẫn đảm bảo tiết kiệm điện năng.
Màn hình 14 inch FHD+ (1920 x 1200) Touch mang lại hình ảnh sắc nét, màu sắc sống động, giúp bạn dễ dàng làm việc với các dòng code hay chỉnh sửa giao diện UI/UX một cách chính xác. Cảm ứng mượt mà giúp thao tác nhanh chóng, tiện lợi khi muốn ghi chú trực tiếp hoặc phóng to/thu nhỏ đoạn code chỉ với một cú chạm.
HP Envy x360 2in1 9S1R4UA
HP Envy x360 2-in-1 sở hữu thiết kế hiện đại, mỏng nhẹ với màu Silver cao cấp. Cơ chế gập 360 độ linh hoạt giúp dễ dàng chuyển đổi giữa laptop và tablet, mang lại sự tiện lợi tối đa cho sinh viên lập trình khi học tập và làm việc.
Trang bị chip AMD Ryzen 7-8840HS với tốc độ xung nhịp mạnh mẽ, đạt mức tối đa 5.1GHz, RAM 16GB và ổ cứng 1TB SSD, HP Envy x360 đảm bảo tốc độ xử lý nhanh chóng, hỗ trợ lập trình, chạy máy ảo và làm việc đa nhiệm mượt mà. Card đồ họa AMD Radeon Graphics giúp tối ưu đồ họa, hỗ trợ tốt cho lập trình giao diện và chỉnh sửa đồ họa cơ bản.
Màn hình 14 inch WUXGA (1920 x 1200) cảm ứng sắc nét, hỗ trợ thao tác trực tiếp bằng tay hoặc bút cảm ứng, giúp lập trình viên dễ dàng ghi chú, thiết kế giao diện và làm việc trực quan hơn. Tấm nền IPS, viền mỏng, cùng công nghệ chống chói giúp bảo vệ mắt trong thời gian dài sử dụng.
LENOVO Legion R7000 AHP9
Lenovo Legion R7000 AHP9 khoác lên mình diện mạo Storm Grey hiện đại, mang đậm phong cách gaming với những đường nét cứng cáp, mạnh mẽ. Lớp vỏ cứng cáp không chỉ tạo cảm giác sang trọng mà còn đảm bảo độ bền bỉ vượt trội, giúp sinh viên lập trình có thể mang theo máy mọi lúc mọi nơi mà không lo hư hỏng.
Sức mạnh của AMD Ryzen 7 8745H cùng tốc độ xung nhịp tối đa có thể đạt đến 4.9GHz, kết hợp 16GB RAM DDR5 và 512GB SSD mang đến tốc độ xử lý nhanh chóng, giúp lập trình viên làm việc với nhiều tab trình duyệt, IDE và máy ảo mà không bị giật lag. Đặc biệt, RTX 4060 8GB là trợ thủ đắc lực cho những ai làm về AI, phát triển game, thiết kế đồ họa hay cần xử lý khối lượng công việc nặng.
Màn hình 15.6 inch Full HD (1920 x 1080) với tần số quét 144Hz không chỉ mang lại hình ảnh sắc nét, chân thực mà còn giúp thao tác lập trình trở nên dễ dàng, giảm mỏi mắt khi làm việc lâu dài. Độ chính xác màu sắc cao cũng hỗ trợ tối ưu cho các tác vụ thiết kế giao diện, phát triển phần mềm.
Dell Latitude 5450 : Ultra 5-135U
Dell Latitude 5450 sở hữu thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn với tông màu Grey hiện đại, phù hợp cho sinh viên lập trình thường xuyên di chuyển. Máy có độ hoàn thiện cao, bản lề chắc chắn giúp tăng độ bền và khả năng sử dụng lâu dài.
Trang bị vi xử lý Intel Ultra 5-135U, RAM 16GB và SSD 256GB, Latitude 5450 mang đến hiệu năng ổn định, chạy mượt các IDE lập trình như VS Code, PyCharm, Android Studio. Card Intel ARC Graphics hỗ trợ đồ họa tốt hơn, đáp ứng nhu cầu lập trình game, AI hay phát triển ứng dụng.
Màn hình 14 inch FHD với tấm nền chất lượng cao mang lại hình ảnh sắc nét, góc nhìn rộng. Điều này giúp lập trình viên giảm mỏi mắt khi làm việc nhiều giờ, đồng thời tăng hiệu suất làm việc nhờ không gian hiển thị rõ ràng.
Dell Vostro 3530
Dell Vostro 3530 trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7-1355U với tốc độ xung nhịp đạt mức tối đa đến 5.0GHz, kết hợp 16GB RAM và SSD 512GB, giúp xử lý nhanh chóng các tác vụ lập trình, chạy nhiều ứng dụng và máy ảo mà không bị giật lag. Card đồ họa Intel Iris Xe Graphics hỗ trợ tốt cho việc lập trình giao diện và các tác vụ liên quan đến đồ họa cơ bản.
Với màn hình 15.6 inch FHD (1920 x 1080) tần số quét 120Hz, Vostro 3530 mang đến không gian hiển thị rộng rãi, giúp sinh viên lập trình dễ dàng quan sát code, chỉnh sửa và kiểm tra giao diện mà không bị mỏi mắt.
Laptop có thiết kế mạnh mẽ, chắc chắn, phù hợp cho những ai cần một chiếc máy bền bỉ, hiệu suất cao để học tập và làm việc. Máy hỗ trợ đầy đủ cổng kết nối như USB Type-C, HDMI, USB-A, giúp kết nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi như màn hình mở rộng, bàn phím cơ hay ổ cứng ngoài.
Lenovo Yoga 7 2-in-1 14IML9
Lenovo Yoga 7 2-in-1 sở hữu thiết kế gập 360 độ linh hoạt, cho phép sử dụng như một chiếc laptop truyền thống hoặc tablet tiện lợi. Với trọng lượng nhẹ và tông màu Storm Grey sang trọng, đây là sự lựa chọn lý tưởng cho sinh viên lập trình cần di chuyển nhiều.
Được trang bị chip Intel Core Ultra 5 125U thế hệ mới với tốc độ xung nhịp đạt mức tối đa 4.3GHz, cùng RAM 16GB LPDDR5 và ổ cứng SSD 512GB, Lenovo Yoga 7 đáp ứng tốt mọi tác vụ từ lập trình, chạy máy ảo đến làm việc trên nhiều IDE cùng lúc mà vẫn mượt mà. Tích hợp AI hỗ trợ xử lý tác vụ thông minh, giúp tối ưu hiệu suất khi coding và test phần mềm.
Màn hình 14 inch FHD+ (1920x1200) cảm ứng không chỉ hiển thị sắc nét mà còn hỗ trợ bút cảm ứng, giúp thao tác trực quan hơn khi lập trình hoặc phác thảo ý tưởng. Tỷ lệ 16:10 viền mỏng giúp không gian làm việc rộng rãi, nâng cao trải nghiệm khi viết code trong thời gian dài.
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những lưu ý khi lựa chọn laptop cho sinh viên ngành lập trình và gợi ý đến bạn những mẫu laptop phù hợp nhất dành cho sinh viên. Hy vọng bài viết mang đến thông hữu ích dành cho bạn để bạn có thể tham khảo và có thêm nhiều sự lựa chọn phục vụ cho nhu cầu học tập của mình.
Top laptop dành cho sinh viên ngành lập trình
Có thể bạn quan tâm:
>> Top 11 Laptop HP đáng mua nhất hiện nay
>> Lựa chọn laptop cho sinh viên nhóm ngành kinh tế.
>> Lựa chọn laptop cho sinh viên ngành đồ họa.
>> Lựa chọn laptop cho sinh viên ngành kỹ thuật.
>> Lựa chọn laptop cho sinh viên ngành khoa học cơ bản.
>> Bí quyết chọn mua laptop cho sinh viên 2021.
>> Những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua Laptop.
** Vui lòng để lại thông tin ngay bên dưới để được tư vấn chi tiết về dòng laptop sinh viên ngành lập trình nhé **